|
楼主 |
发表于 2024-3-20 03:34:42
|
显示全部楼层
NÀY – ĐÂY – ẤY – ĐÓ/ĐẤY – KIA
Này, đây, ấy, đó/đấy, kia là nhóm từ rất khó gọi tên, vì gọi theo kiểu nào thì cũng không thỏa.
I.
Để dễ hình dung, có thể trình bày nhóm từ này theo kiểu “truyền thống”, nghĩa là bắt chước ngữ pháp châu Âu: (i) đại từ, (ii) tính từ (chỉ định).
Nó là đại từ, vì nó có thể độc lập làm thành một ngữ đoạn để tham gia vào cấu trúc câu. Tuy nhiên, khả năng này bị ràng rịt tứ phía.
Khi nó ở cương vị đề/chủ ngữ, thành phần thuyết/vị ngữ không thể có trung tâm là một vị từ bình thường – bất kể loại nào – mà phải là hệ từ là:
(1) Đây là quyển sách của thầy Dân.
(2) Đó/Đấy là trường tôi.
(3) Kia là trạm xe buýt.
(4) *Đó đẹp quá!
(5) *Kia ăn ngon hơn.
Riêng ấy và này không được nhìn nhận ở cương vị này.
Này thì hầu như chỉ xuất hiện trong một câu Kiều, và được hết quyển sách này đến quyển sách khác dẫn lại để cho rằng nó có tư cách đề/chủ ngữ: “Này chồng này mẹ này cha, Này là em ruột này là em dâu”. (Có lẽ trong tiếng Việt hiện đại, đây đã thay thế hoàn toàn cho này khi làm đề).
Trong khi đó, ấy hầu như không thể:
(6) *Ấy là quyển sách tôi mới mua.
(7) *Ấy là nhà tôi.
(8) *Ấy là mẹ, ấy là cha, ấy em gái tôi.
Ở tư cách bổ ngữ, nhóm từ đang bàn cũng được dùng rất hạn chế: nó chỉ là đại từ chỉ vị trí chứ không thể dùng để chỉ bất cứ cái gì khác.
(9) Hôm nào mình về đó/đấy chơi nghe!
(10) Từ đây đến đó/đấy bao xa?
(11) Đến kia ngồi mát hơn.
(12) Em qua kia ngồi nhé?
(13) Em về đây mấy ngày?
(14) Ở đây ai cũng nhớ em.
(15) *Ở quán này có món heo mọi nướng rất ngon. Tôi thích đó.
(16) *Cái áo đẹp thật! Chị mua đó đi!
Một lần nữa, ấy và này không giống những từ còn lại.
(17) *Tôi sẽ đến này/ấy cuối tuần này.
(18) *Chị mua ở này/ấy à?
Có điều lạ: riêng đây có thể đứng sau hệ từ là đề làm thuyết/vị ngữ.
(19) Giải pháp cho tương lai là đây.
(20) Sự thật là đây.
Tuy nhiên, cách dùng này rất hãn hữu: những trường hợp chỉ trỏ sự vật bình thường hầu như không thể dùng. Chẳng hạn:
(21) ??Cuốn sách của tôi là đây.
(22) ??Nhà tôi là đây.
Nói thêm:
Thật ra, đây chỉ có quan hệ với nhóm đang bàn (đúng ra chỉ là đó/đấy, kia, vì ở vd (17) và (18) ấy/này đã bị loại) ở ý nghĩa chỉ định vị trí (vd (9) – (14)).
Nói rõ hơn, đây là một đại từ chỉ định cái nơi/chỗ mà người nói đang tồn tại và đưa ra phát ngôn. Đây bao giờ cũng là đây của người nói, và sẽ trở thành đó/đấy khi chuyển lượt lời cho người nghe.
Đây trực chỉ nơi/chỗ của người nói, đó trực chỉ nơi/chỗ của người nghe (hay nói rộng hơn, xa người nói mà gần người nghe), còn kia trực chỉ nơi/chỗ xa cả người nói và người nghe (có thể không tồn tại trước mắt của cà người nói và người nghe).
Ngoài ý nghĩa này, đây không thể tham gia vào các cấu trúc danh ngữ với tư cách là định ngữ (đó/đấy, kia thì được, như các ví dụ (23) – (26) cho thấy).
Duy có một lối nói đặc biệt:
– Xin lỗi, anh đây là...?
– Xin giới thiệu, chị Hà đây là vợ của bác sĩ Nam.
Ở đây không thể nói đây là định ngữ của anh, chị Hà. Và như vậy chúng tôi cho rằng có lẽ ngữ đoạn duy nhất mà đây xuất hiện sau một danh từ chung (nơi đây trong câu Nơi đây đã diễn ra một trận đánh ác liệt) cũng nên xem cùng loại với anh đây, chị Hà đây.
(Chúng tôi ngờ rằng lối diễn đạt vừa đề cập là một cách nói trớ từ này, vì lý do lịch sự: rõ ràng anh đây, chị Hà đây lịch sự hơn anh này, chị Hà này. Hơn nữa, nếu ở phát ngôn của một người lớn với người nhỏ hơn mình thì này vẫn là một chọn lựa ưu tiên: Anh này là ai vậy? Thằng này là thằng Tâm, ông không nhớ à?)
Và nếu chấp nhận cách lý giải vừa phát biểu thì cuối cùng chỉ còn lại một ngoại lệ là nơi đây, dù trong mọi trường hợp nơi đây đều có thể thay bằng nơi này.
Nó là tính từ, vì nó chiếm vị trí sau một danh từ, làm định ngữ cho danh từ đó để tạo thành một ngữ danh từ. Khả năng này cũng không được phân đều cho cả nhóm. Vì đây đứng lẻ loi bên ngoài.
(23) Chỗ này có ai ngồi chưa ạ?
(24) Tôi không muốn nói đến việc ấy.
(25) Chuyện đó/đấy đến đâu rồi?
(26) Anh kia là bạn chị à?
Nhưng không thể nói:
(27) *Chuyện đây không phải là chuyện của anh.
(28) *Tôi sẽ làm xong việc đây trước thứ bảy.
Những người “cóp” hệ thống của ngôn ngữ phương Tây cho rằng như vậy (đại từ và tính từ) là hợp lý, hệ thống, phản ánh được khả năng kết hợp của các từ đang bàn – đặc biệt là tránh được hiện tượng khó giải thích: yếu tố “chuyên” đứng sau danh từ để làm định ngữ mà lại gọi là “đại từ”(!).
(Nhưng họ quên rằng, nếu là tính từ, những từ này sẽ tạo thành một nhóm tính từ “lạ” của tiếng Việt, vì không thể hoạt động như những tính từ khác: không thể đứng trực tiếp sau đề/chủ ngữ để làm thuyết/vị ngữ. Giữa hai đặc trưng của tính từ, không hiểu sao họ lại ưu tiên cho đặc trưng làm định ngữ hơn?!)
Những người cho nhóm từ trên là đại từ, bất kể khả năng hoạt động của nó, cũng có cái lý riêng: (i) tránh được bất cập vừa nói, (ii) thích hợp với chủ trương không có từ loại tính từ (mà chỉ có vị từ). Nhưng nếu vậy thì phải cho rằng ở đây hoặc có sự chuyển loại (đại từ chuyển thành cái giống như tính từ, nhưng nếu như vậy thì lại rất kỳ cục: này, đây, ấy, đó/đấy, kia lại trở thành vị từ!!) hoặc mở rộng “khả năng” của đại từ (đại từ làm định ngữ cho danh từ).
Có vẻ như gần đây nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ giải pháp đại từ hơn tính từ.
Cũng có người trung dung, gọi nhóm đang bàn là “chỉ định từ” hay “từ chỉ định” để khỏi phải băn khoăn.
II.
Có một sự luận phiên trong một số trường hợp giữa ấy và đó, khiến nhiều người cho rằng ấy và đó đồng nghĩa với nhau, khác nhau ở sự ưu tiên mang tính địa phương.
Quả thật, có sự phân biệt địa phương trong khi chọn lựa ấy – đó; nhưng nó chỉ là nét thứ yếu.
Đó khác ấy ở một số điểm:
Đó dùng trực chỉ (chỉ trỏ, đặc biệt là khi đi kèm với cử chỉ), trong khi ấy dùng hồi chỉ.
(29) Em đó lên gặp tôi.
(30) – Trong ba cái áo này, chị thích cái nào?
– Tôi thích cái đó, cái màu đen.
Ở tiếng Việt, có sự đối lập hiển nhiên giữa anh/chị/ông/bà/cô... đó và anh/chị/ông/bà/cô... ấy.
Trong đó riêng em ấy không tồn tại với tư cách đại từ ngôi thứ ba ((s)he) mà thay vào đó là nó hoặc một cách gọi mà người ta nghĩ là lịch sự hơn (cô ấy, chú ấy, em...).
Chính vì vậy, không thể thay ấy bằng đó khi hồi chỉ bố mẹ hoặc một người thân.
(31) (Anh gặp bố anh lần cuối là khi nào?) – Tôi không nhớ. Lâu rồi ông ấy/*đó không về.
(32) (Ông xã chị về chưa?) – Giờ này anh ấy/*đó vẫn chưa về?
Đó trực chỉ những sự vật, đặc biệt là những vật nhỏ, cụ thể; trong khi ấy hồi chỉ những sự vật trừu tượng hay những sự việc đã biết (chẳng hạn có danh từ đi trước là chuyện, việc, điều...).
(33) Rau đó/*ấy bán sao vậy chị?
(34) Con gà đó/*ấy mấy ký?
(35) Cậu nhầm rồi. Cây đó/*ấy của tớ, cây của cậu màu xanh mà!
(36) Tôi biết chuyện ấy/đó rồi. Đừng nói nữa!
(37) Chuyện ấy/đó xảy ra cách đây hơn một năm.
(38) Bố tôi đã trăng trối như vậy. Những điều ấy/đó tôi không bao giờ quên.
Ở cách dùng này có sự tranh chấp giữa ấy và đó. Ấy bao giờ cũng dùng hồi chỉ, trong khi đó dùng trực chỉ và có vẻ (chỉ có vẻ) cũng dùng hồi chỉ. Thật ra, trong tình huống mà người ta dùng ấy để hồi chỉ (thay cho danh ngữ chỉ một sự vật hay sự việc đã nói đến trong văn cảnh trước, hoặc đã biết) thì vẫn có thể dùng đó để trực chỉ (chỉ thực thể đã được nói đến hay biết). Hay nói nôm na: ấy dùng để chỉ “lời”, còn đó dùng để chỉ “vật”.
(39) Ông cưu mang chúng, lo cái ăn cái mặc cho chúng, dạy chúng một nghề để tự kiếm sống. Thế mà cuối cùng những cố gắng ấy/đó đã đổ sông đổ biển.
(40) Anh đã dành những ngày cuối đời để chăm sóc người bệnh, những người cùng cảnh ngộ với anh. Cuộc đời ấy/đó thật đáng để chúng ta ngưỡng mộ.
Đó có thể kết hợp với một từ nghi vấn (nào, gì, đâu, ai) để chỉ phiếm chỉ; ấy thì hầu như không thể.
(41) Chị muốn tìm nơi nào đó/*ấy để khóc cho thỏa.
(42) Có ai đó/*ấy muốn tìm anh ở ngoài cổng đó!
(43) Họ nói với nhau chuyện gì đó/??ấy, tôi không biết.
(44) Cuối tuần nên đi đâu đó/*ấy cho thoải mái.
Đó có thể dùng cuối một phát ngôn để đánh dấu sự đáng chú ý của nội dung phát ngôn trước đó (người nói cho rằng thông tin đưa ra là thông tin mới, cần cho người nghe); ấy thì không thể. Trường hợp này, đó hoạt động như một ngữ khí từ / từ tính thái cuối câu.
(45) Hắn là con ông bộ trưởng đó/*ấy!
(46) Bố hắn là ông bảo vệ của trường đó/*ấy!
(47) Của tôi đó/*ấy! // Của chị đó/*ấy!
(48) Tôi nói thật đó/*ấy!
Đó có thể dùng trong nghi vấn để hỏi một điều mà người nói đang chứng kiến hoặc biết sắp diễn ra (vì có dấu hiệu cụ thể); ấy không thể. Trường hợp này, đó hoạt động như một ngữ khí từ / từ tính thái cuối câu.
(49) Anh đang ăn gì đó/*ấy?
(50) Em định đi đâu đó/*ấy?
(51) Chị đi mua gì đó/*ấy?
Đó có thể đứng riêng ở đầu câu như một thán từ (thán từ gọi đáp), nhằm lưu ý người nghe rằng cái sự vật, sự việc đã nói trước đấy (hay có vẻ như đã nói) giờ đây đã hiển hiện; và do vậy, sau nó là một phát ngôn nhắc lại (hay đúng hơn là để đay nghiến) người nghe về điều đã nói trước đấy.
Ấy cũng là một thán từ (gọi đáp) đứng riêng ở đầu câu, nhằm báo trước một phát ngôn cho biết rằng người nói có thái độ không đồng tình, hoặc can ngăn người nghe.
(52) Đó, tôi nói có sai đâu.
(53) Đó, đã bảo mà!
(54) Đó, tôi đã nói với anh rồi, đừng cho nó đi xe máy, mà anh có nghe tôi đâu!
(55) Ấy, sao lại nói thế!
(56) Ấy, anh còn làm thế là tôi giận đấy!
(57) Ấy, ấy, đừng đánh nó!
Đó còn có một cách dùng khác, nó đứng đầu câu để báo động một sự việc đang đến hoặc vừa xảy ra. (Cuối câu có thể dùng thêm một từ đó tình thái).
(58) Đó, nó về đó!
(59) Đó, nó chứ ai nữa!
(60) Anh nói là cho nó tự do để nó phát triển tự nhiên. Đó, nó bỏ nhà đi để phát triển tự do đó! Anh hài lòng chưa?
Riêng câu (58) và (59) có thể thay bằng kìa ở cả đầu câu và cuối câu, nhưng ý nghĩa có khác: kìa chỉ có ý báo động để gây chú ý, có thể kèm theo thái độ vui mừng hoặc ngạc nhiên; trong khi đó có thái độ âm tính rõ rệt, có thể viết tiếp câu (58) và (59) như sau:
(61) Đó, nó về đó! Vậy mà anh cãi tôi!
(62) Đó, nó chứ ai nữa! Nhìn kỹ xem! Vậy mà không nhìn ra!
So sánh:
(63) Kìa, bố về! Bố về kìa!
(64) Kìa, xe buýt đến rồi kìa!
(65) Kìa, anh Nam! Vậy mà tôi tưởng ai! Vui quá!
Cần chú ý, 3 mục đó cuối cùng thật ra là sự phái sinh từ đó đã nói trên kia, sự khác biệt về ngữ pháp khá rõ ràng, nhưng về ngữ nghĩa vẫn còn có sự liên tưởng có thể suy ra được.
https://tiengviet-tv.blogspot.com/2012/12/nay-ay-ay-oay-kia.html
THIS – THIS – THAT – THAT/THIS – THAT
This, here, there, there/there, there are groups of words that are very difficult to name, because no matter how you call them, they are not satisfactory.
I.
To make it easier to imagine, this group of words can be presented in a "traditional" style, that is, imitating European grammar: (i) pronouns, (ii) adjectives (demonstrative).
It is a pronoun because it can independently form a syntagm to participate in the sentence structure. However, this ability is constrained on all sides.
When it is in the position of topic/subject, the theorem/predicate component cannot be centered on a normal predicate - regardless of type - but must be a system of words:
(1) This is Mr. Dan's book.
(2) That/That is my school.
(3) That's the bus stop.
(4) *That's so beautiful!
(5) *That tastes better.
That and this alone are not recognized in this position.
This almost only appears in a sentence of Kieu, and is cited by book after book to claim that it has the status of topic/subject: “This is my husband, this is my mother, this is my father, This is my younger brother, this is where are you". (Perhaps in modern Vietnamese, this has completely replaced this when writing questions).
Meanwhile, it is almost impossible:
(6) *That's the book I just bought.
(7) *That is my house.
(8) *That's my mother, that's my father, that's my sister.
As a complement, the word group in question is also used very limitedly: it is only a pronoun indicating position and cannot be used to refer to anything else.
(9) I'll go there someday to play!
(10) How far is it from here to there?
(11) Go sit there and it's cooler.
(12) Can you sit over there?
(13) How many days will you be back here?
(14) Everyone here misses you.
(15) *This restaurant has delicious grilled pork. I like it.
(16) *What a beautiful shirt! You buy that!
Again, that and this are not like the other words.
(17) *I'm going to this/that weekend.
(18) *Did you buy it here/there?
There is a strange thing: this particular word can be placed behind the word system to make a theory/predicate.
(19) The solution for the future is here.
(20) The truth is this.
However, this usage is very rare: normal cases of pointing at things are almost impossible to use. Such as:
(21) ??My book is here.
(22) ??My home is here.
Say more:
Actually, this is only related to the group in question (or rather just that/there, there, because in e.g. (17) and (18) that/this has been eliminated) in the sense of indicating position (eg ( 9) – (14)).
To be more specific, this is a pronoun that indicates the place/place where the speaker exists and makes a statement. This is always here for the speaker, and will become there/there when the words are passed on to the listener.
This directly points to the place/place of the speaker, that directly points to the place/place of the listener (or more broadly, far from the speaker but close to the listener), and that directly points to the place/place far from both the speaker and the listener (yes). entity does not exist before the eyes of both the speaker and the listener).
Apart from this meaning, this cannot participate in nominal structures as a determiner (that/there, that is fine, as examples (23) – (26) show).
Duy has a special way of saying:
– Sorry, this is...?
– Let me introduce, Ms. Ha is Dr. Nam's wife.
It cannot be said here that this is your definition, Ms. Ha. And so we think that perhaps the only phrase in which this appears after a common noun (here in the sentence Here a fierce battle took place) should also be considered in the same category as you here, Ms. Ha here .
(We suspect that the expression just mentioned is an ironic way of saying this word, for reasons of politeness: clearly this guy, Ms. Ha, is more polite than this guy, Ms. Ha. Furthermore, if in speech between an adult and someone younger than you, this is still a priority choice: Who is this guy? This guy is Tam, don't you remember?)
And if we accept the explanation just stated, then in the end the only exception left is this place, although in every case this place can be replaced by this place.
It is an adjective because it takes the position after a noun, serving as a determiner for that noun to form a noun phrase. This ability is also not distributed equally among the group. Because here I stand alone outside.
(23) Is anyone sitting here yet?
(24) I don't want to talk about that.
(25) How is that/that going?
(26) Is that guy your friend?
But it cannot be said:
(27) *This is not your story.
(28) *I will finish this job before Saturday.
Those who "copy" the system of Western languages believe that this (pronouns and adjectives) is reasonable, systematic, reflects the ability of the words in question to combine - especially to avoid the phenomenon of It's difficult to explain: the element "specialized" comes after the noun to act as a determiner but is called a "pronoun"(!).
(But they forget that, if they were adjectives, these words would form a "strange" adjective group in Vietnamese, because they cannot function like other adjectives: they cannot stand directly after the topic/subject to as theory/predicate. Between the two features of adjectives, I don't understand why they give priority to the feature as a determiner?!)
Those who consider the above group of words to be pronouns, regardless of their ability to function, also have their own reasons: (i) avoid the shortcomings just mentioned, (ii) consistent with the policy of not having adjective words ( which only has predicates). But if so, then it must be assumed that here |
|